Cây lạc tiên chữa mất ngủ được nhiều người áp dụng

Chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên là một trong những phương pháp được cho là an toàn, lành tính và hiệu quả được nhiều người sử dụng hiện nay. Thế nhưng sử dụng lạc tiên như thế nào, cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng thì không phải ai cũng biết.

Chữa mất ngủ bằng lạc tiên là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay

Vì sao cây lạc tiên có thể chữa mất ngủ?

Lạc tiên là loài cây mọc hoang có thể dễ dàng bắt gặp ở các vùng đồi núi, ven rừng. Loại cây này thuộc loại dây leo, thân mềm, lá hình trái tim, mép lá có răng nhỏ, lượn sóng.

Lạc tiên thường ra hoa vào tháng 4 – 5, kết quả vào tháng 5 – 7. Quả chín có thể ăn được ngọn non có thể làm rau, toàn thân dùng làm thuốc ở dạng tươi hoặc sấy khô.

Theo y học cổ truyền, lạc tiên vị đắng và ngọt, tính mát. Thường được sử dụng để lợi tiểu, tiêu viêm, chữa viêm da, mẩn ngứa, giúp an thần, dễ ngủ…

Theo nghiên cứu, ở Việt Nam có đến 15 loài lạc tiên.Trong đó, loại lạc tiên có công dụng an thần gây ngủ có tên khoa học là Passiflora foetida L. Lý do là chỉ có loại lạc tiên này có chứa các hoạt chất có thể tác dụng lên hệ thần kinh trung ương giúp trấn an tinh thần, cải thiện tình trạng hồi hộp, lo âu và chứng mất ngủ.

Trong dân gian, lạc tiên thường được sử dụng dưới dạng rau ăn, thuốc sắc dùng uống thay trà mỗi ngày. Trước đây, nhiều gia đình thường sử dụng ngọn lạc tiên non luộc ăn vào buổi chiều hoặc tối.

Cách chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên

Tùy vào nguyên nhân mà có cách dùng lạc tiên để trị mất ngủ phù hợp

Ngoài việc chữa mất ngủ bằng cách ngắt ngọn luộc ăn hoặc phơi khô nấu nước uống thay trà. Lạc tiên còn có thể giúp chữa mất ngủ với các cách dùng thay đổi theo từng triệu chứng như sau:

Chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ

Mất ngủ có rất nhiều nguyên nhân, tùy vào nguyên nhân, biểu hiện của người mất ngủ mà có cách sử dụng phù hợp. Với những người suy nhược thần kinh, khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc thì thực hiện như sau:

  • Lấy 2,2g liên tâm, 10g lá dâu tằm, 30g lá vông, 50g lạc tiên, 90g đường và 100ml nước để chế thành cao lỏng.
  • Ngày dùng 2 – 4 thìa cà phê uống trước khi đi ngủ.
  • Để có hiệu quả thì nên lấy ngọn lạc tiên nấu canh hoặc luộc ăn mỗi ngày, thời điểm tốt nhất để sử dụng là bữa ăn chiều hoặc trước khi đi ngủ vài giờ.

Có thể dùng lạc tiên khô để cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh, mất ngủ

Chữa tim hồi hộp, mất ngủ

Nếu thường xuyên mất ngủ kèm theo tình trạng tim hồi hộp, đập nhanh bất thường thì bạn sử dụng lạc tiên theo cách sau đây:

  • Lấy 2g tâm sen, 10g lá dâu tằm, 30g lá vông, 50g lạc tiên, 90g đường sắc uống mỗi ngày. Nên dùng liên tục từ 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả.
  • Cũng có thể chỉ dùng 15g lạc tiên khô nấu nước uống thay trà mỗi ngày.

Chữa đau nhức người, khó ngủ ở người cao tuổi

Từ lâu lạc tiên đã được sử dụng để chữa đau mỏi người, khó ngủ ở người cao tuổi. Nếu rơi vào trường hợp người nhức mỏi, khó ngủ thì bạn điều trị bằng cách:

  • Lấy 100g lá mướp đắng non, 300g hoa thiên lý, 500g lạc tiên bao gồm cả rễ, thân, quả non.
  • Đem rửa thạch sạch lá mướp đắng, hoa thiên lý rồi đem tất cả sao khử thổ, tán nhuyễn thành bột cho vào bình thủy tinh sạch.
  • Cho thêm 50g đậu xanh (cả vỏ) đã được rang chín, tán nhuyễn.
  • Mỗi ngày dùng 3 thìa cà phê hỗn hợp trên pha với 100ml nước sôi để nguội uống thay trà mỗi ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây lạc tiên chữa mất ngủ

Không nên sử dụng nhầm loại lạc tiên vì sẽ không mang lại kết quả dù sử dụng lâu dài

Để không tốn công vô ích khi sử dụng chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:

  • Loại lạc tiên có thể sử dụng có thân mềm, lông thưa. Lá hình tim chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn hai bên, mép lá lượn sóng có lông mịn, hoa lưỡng tính, màu trắng và tím. Là loại dây leo bằng tua cuốn, các tua hình lò xo mọc ở kẽ lá. Quả mọng, nhỏ như trứng cút,  khi chín có màu vàng, bên trong rỗng và nhiều hạt.
  • Không nên nhầm lẫn giữa lạc tiên Passiflora foetida L với lạc tiên Nam bộ, lạc tiên tây và chanh dây. Chanh dây không hề có tác dụng chữa bệnh.
  • Nên sử dụng lạc tiên chất lượng, được bảo quản tốt, không sử dụng khi đã xuất hiện nấm mốc.
  • Không sử dụng cho người suy thận, người huyết áp thấp, trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

Cách phân biệt các loại lạc tiên

Như đã nói, ở Việt Nam có đến 15 loài lạc tiên nhưng chỉ có 1 loại có công dụng an thần, gây ngủ. Để tránh nhầm lẫn, sau đây là một số đặc điểm nhận biết của các loài lạc tiên phổ biến hiện nay:

Lạc tiên trứng (P. edulis Sím)

Tên gọi khác là dây mát, chanh dây với thân mảnh dạng dây leo dài hàng chục mét. Thân lạc tiên hình trụ, lá chia thành 3 thùy, mọc so le và nhẵn. Hoa màu trắng mọc ở kẻ lá, cuống hoa dài. Quả to mọng, hình trứng, chín có cam thường được dùng làm đồ uống giải nhiệt, kích thích tiêu hóa.

Lạc tiên Nam Bộ (Passiflora cochinchinensis  Spreng)

Là loại cây leo cành dẹp có khía rãnh. Lá lạc tiên Nam bộ thuôn hẹp, gốc và đầu lá hơi tròn, mặt trên nhẵn, dưới có ít lông. Loại cây này cũng có hoa màu trắng nhưng hoa mọc thành cụm, quả nhỏ.

Lạc tiên tây (P. incarnata L.)

                                Lạc tiên tây không có công dụng chữa mất ngủ

Là loại cây thân leo, dài từ 9 – 10 mét. Thân có rãnh dọc, vỏ màu xám, có lông mụn khi còn non rồi chuyển dần sang màu đỏ tía. Cũng giống như các loài khác, lạc tiên tây có lá mọc so le, mép có răng cua. Tuy nhiên, hoa lạc tiên tây to hơn các loại khác, có cuốn dài, mùi thơm, màu hơi hồng hoặc tím. Quả to hình trứng, khi chín có màu vàng, rất giàu vitamin có công dụng giải nhiệt tốt.

Không chỉ có tác dụng an thần, xoa dịu thần kinh, gây ngủ, chữa đau mỏi người ở người cao tuổi, lạc tiên còn được sử dụng để chữa mẩn ngứa rất tốt bằng cách dùng lá để nấu nước tắm. Tuy nhiên, xin nhấn mạnh rằng lạc tiên chỉ có công dụng hỗ trợ cải thiện giấc ngủ chứ không thể điều trị tận gốc

Gợi ý BẠN có thể sử dụng sản phẩm dưới đây để điều trị nhé Chúc bạn sức khỏe



THẢO DƯỢC MINH NHI - THẢO DƯỢC BẢO VỆ SỨC KHỎE